Tác hại của hại gò má sau khi phẫu thuật có thể xảy ra như cứng hàm, xệ mô mềm hay ảnh hưởng dây thần kinh. Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng này là do nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây, Viện thẩm mỹ HT Beauty sẽ liệt kê 6 tác hại của hạ gò má sau phẫu thuật thường xuyên gặp phải. 

tác hại của hạ gò má
6 tác hại của hạ gò má sau phẫu thuật thường xuyên gặp phải

Bạn có nên hạ gò má không?

Phẫu thuật hạ gò má là phương pháp thẩm mỹ dành cho những người gò má quá cao, không hài hòa. Việc làm này sẽ tác động trực tiếp đến phần xương gò má – cung tiếp để thu gọn phần gồ ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện loại phẫu thuật này:

Chỉ định với trường hợp

  • Xương gò má quá phát.
  • Xương gò má bị biến dạng.
  • Xương gò má bị gãy.

Chống chỉ định với trường hợp

  • Phần gò má và toàn thân khách hàng đang trong tình trạng không cho phép phẫu thuật.
  • Độ tuổi của khách hàng đang trong giai đoạn phát triển. 

Top 6 biến chứng phẫu thuật do tác hại của hại gò má        

Hiện nay có rất nhiều phương pháp hạ gò má không cần phẫu thuật giúp hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng. Nhưng không có phương pháp nào là hoàn hảo hay mang tính tuyệt đối. Bạn hoàn toàn có thể gặp phải những biến chứng hay tác hại của hạ gò má sau phẫu thuật nếu mắc phải những lỗi kỹ thuật.

Các mô mềm bị chảy xệ

Sau khi phẫu thuật hạ gò má qua các bước cắt và di chuyển phần xương gồ, các mô mềm hay phần má sẽ gặp tình trạng chảy xệ. Một trong những lý do chính gây ra biến chứng này là do tay nghề bác sĩ thực hiện không chính xác. Khiến xương má bị bất cân đối hay gò má bị lệch xuống không như mong muốn.

Những tác hại của hạ gò má gây ra trước phẫu thuật dễ gặp đối với trường hợp như:

tác hại của hạ gò má
Các mô mềm hay phần má sẽ gặp tình trạng chảy xệ
  • Độ tuổi khách hàng quá 40 tuổi. Xương và cơ mặt ở giai đoạn này đã bắt đầu lão hóa nên cấu trúc dễ bị xệ xuống hơn khách hàng trẻ.
  • Mỡ má quá nhiều ở người thừa cân, béo phì.
  • Sai lệch thông số quá lớn do da mỏng, không săn chắc.
  • Răng bị hô hoặc phần cẳm cổ không có đường nét rõ ràng.
  • Má chảy xệ quá mức hoặc rãnh mũi má quá sâu.                      
  • Tổn thương các dây thần kinh xung quanh mắt

Vùng ổ mắt và thái dương là hai khu vực có các dây thần kinh tiếp xúc mật thiết với gò má. Khi các dây thần kinh này “trục trặc” sẽ khiến gương mặt dễ xuất hiện các biến chứng. Nguyên nhân thường do cơ sở thực hiện không uy tín hoặc bác sĩ phẫu thuật tay nghề kém.

Ngoài ra, hiện tượng dị cảm sau phẫu thuật gò má cũng có thể xảy ra. Thực hiện kéo quá mạnh bằng nẹp, vít hay banh phẫu thuật sát mắt sẽ gây ra tác hại của hạ gò má.

Tác hại của hạ gò má gây cứng đơ hàm

Hạ gò má có được vĩnh viễn không
Tình trạng này có thể khắc phục bằng động tác há miệng

Cứng hàm xảy ra khi bác sĩ cắt sai xương hàm hoặc cắt tỷ lệ không đảm bảo như mong muốn. Khi đó, các cơ ở vùng thái dương sẽ bị chèn ép do cung gò má sai lệch. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục đơn giản bằng động tác há miệng thường xuyên. Sau 1-2 tháng phẫu thuật, các cơn đau do cứng đơ hàm sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Hai bên má không cân đối

Thông thường, tác hại của hạ gò má là biến chứng hai bên má không cân đối mặc dù đã phẫu thuật là do cơ địa từ trước của khách hàng. Vì vậy, bạn cần hỏi rõ với bác sĩ tình trạng chênh lệch của hai gò má cũng như tỷ lệ khắc phục sau phẫu thuật có hết hoàn toàn hay không. 

Hạ gò má có được vĩnh viễn không
Hai bên má không cân đối

Gò má vẫn cao là tác hại của hạ gò má không hiệu quả

Đây là một trong những tình trạng được rất nhiều người “phàn nàn” sau khi phẫu thuật gò má. Nguyên nhân của việc đã hạ nhưng má vẫn cao là bởi thân xương gò má giảm chưa đủ. Hoặc phần xương gò má nhô cao nhất di chuyển chưa phù hợp tỷ lệ. 

Xương gò má không liền

Biến chứng này không chỉ khiến kết quả phẫu thuật gò má thất bại mà còn gây ra các cơn đau dai dẳng về sau. Đối với nguyên nhân khiến xương gò má không liền do gãy vật liệu cố định hay khối xương tách nhau có thể phát hiện qua chụp X-quang. Trái lại, nếu quá trình thực hiện bị sai lệch thì sẽ không thể xác định ngay được.

Để hạn chế cơn đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và che đi khu vực bị lõm do xương má không liền. Trường hợp, các mô mềm bị lõm có thể khắc phục tạm thời bằng phương pháp tiêm hạ gò má để tạo sự liền mạch giữa các khoảng trống. Nếu xương gò má lõm thấy tõ và các cơn đau dữ dội kéo dài liên tục, bạn cần phẫu thuật chỉnh sửa ngay lập tức. 

Tóm lại, tác hại của hạ gò má hay bất kỳ phương pháp nào cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. Quan trọng nhất là bạn nên chọn đúng cơ sở thẩm mỹ uy tín cũng như bác sĩ tay nghề vững, nhiều năm kinh nghiệm. Nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp phải. 

LIÊN HỆ HOTLINE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *